ÐÏࡱá > þÿ p r þÿÿÿ o v ÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿì¥Á q` ð¿ x` bjbjqPqP ?z : : 3 ÿÿ ÿÿ ÿÿ ¤ Æ Æ Æ Æ Æ Æ Æ Ú ¢ ¢ ¢ 8 Ú œ v <
ÐÏࡱá > þÿ p r þÿÿÿ o v ÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿì¥Á q` ð¿ x` bjbjqPqP ?z : : 3 ÿÿ ÿÿ ÿÿ ¤ Æ Æ Æ Æ Æ Æ Æ Ú ¢ ¢ ¢ 8 Ú œ v <
Bản đồ giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
Ưu tiên dành quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất hai lúa theo chỉ tiêu do Chính phủ giao, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai được Quốc hội phê duyệt;
Dành đủ đất cho xây dựng và phát triển đô thị, đặc biệt là đô thị Vĩnh Phúc và hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội, kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng diện rộng;
Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các loại đất thuộc hành lang an toàn các sông suối, mặt nước, đất bộ khung bảo vệ thiên nhiên và các vùng đất cấm xây dựng theo quy định của pháp luật.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc
Những nền văn minh đầu tiên trên giới đã phát triển từ hàng nghìn năm trước Công nguyên. Đến nay, rất nhiều nền văn minh vẫn còn được lưu giữ và để lại những di sản vô cùng quý giá cho hậu thế. Bên cạnh đó, các nền văn minh cổ đại luôn ẩn chứa nhiều bí ẩn mà đến nay các nhà khoa học cũng chưa thể lý giải được. Cuốn sách “Các nền văn minh cổ đại” của tác giả Françoise Perrudin sẽ mang đến cho độc giả những hiểu biết thú vị về nền văn minh thời kỳ cổ đại khiến hậu thế phải thán phục.
Cuốn sách có độ dày 120 trang, khổ 24cm do họa sĩ Marie -Christine Lemayeur và Bernard Alunni vẽ tranh minh họa, Nguyễn Thị Như Ý, Đặng Thị Mỹ Lan biên dịch, Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành 2020.
Qua 120 trang sách kèm rất nhiều hình ảnh minh họa sinh động đầy màu sắc, cuốn sách “Các nền văn minh cổ đại” lần lượt dẫn dắt bạn đọc trở về thời cổ đại để tìm hiểu về các nền văn minh xưa như: Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Maya, Aztec, Inca,Viking, Benin… Chúng ta sẽ biết được những đặc điểm nổi bật về lịch sử, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thương mại... của các nền văn minh rực rỡ thời cổ đại.
Lật giở từng trang sách, bạn đọc nhỏ tuổi sẽ được ngược dòng thời gian về quá khứ để đến miền đất Lưỡng Hà cổ đại. “Lưỡng Hà” có nghĩa là xứ sở nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates. Ngày nay, phần lớn dải đất này nằm trong lãnh thổ nước Irak. Bạn đọc sẽ được du hành đến thành Babylon tráng lệ, huy hoàng với vẻ đẹp lộng lẫy, sa hoa của các hoàng cung, các tháp lầu mênh mông cao vút, hàng chục đền đài tọa lạc trên các đường phố, những vườn treo kỳ lạ, chiếc cầu dài 115m bắc qua sông Euphrates. Bạn đọc sẽ được chiêm ngưỡng tháp lầu Babylon xinh đẹp vươn mình trên sa mạc với chiều cao 90m thờ vị thần Mardoud, một vị thần tối linh thiêng của người Babylon.
Tiếp theo, bạn đọc sẽ được chu du đến vùng đất Ai Cập cổ đại, khám phá nền văn minh Ai Cập ngay tại trang 8 của cuốn sách. Văn minh Ai Cập phát triển từ đôi bờ sông Nile. Nơi ấy hội tụ con người, thành phố, kim tự tháp, các đền đài và tất cả đời sống kinh tế của toàn vương quốc. Đỉnh cao của nền văn minh này là người Ai Cập đã xây dựng kim tự tháp lớn vào khoảng năm 2600 TCN. Đây là nền văn minh tồn tại lâu đời nhất với hơn 200 vị quân vương được gọi là Pharaon. Kim tự tháp là những lăng mộ khổng lồ, là nơi cất giấu bảo quản thi hài của các Pharaon. Người Ai Cập tin rằng có một cuộc sống khác sau khi chết, muốn vậy phải bảo quản tốt thân thể sau khi chết. Vì vậy, họ dùng kỹ thuật để ướp xác, sau khi loại bỏ phần nội tạng, họ phủ lên xác một loại muối Natri để làm khô và quấn chặt xác ướp bằng những băng vải. Bên cạnh đó, người Ai Cập vô cùng tôn kính các vị thần, họ thờ hàng trăm vị thần linh và hàng ngày cúng tế. Vì sao mà họ tôn thờ đông đảo các vị thần đến vậy? Bạn đọc hãy lật giở những trang tiếp theo để tự tìm cho mình câu trả lời nhé!
Còn nền văn minh Hy Lạp thì sao? Chúng ta hãy cùng khám phá nền văn minh Hy Lạp cổ đại với nhiều điều thú vị tại trang 24 của cuốn sách. Hy Lạp là đất nước giữa biển và núi lửa, một miền đất cằn cỗi, hạn hán kéo dài, những ngọn núi lửa luôn đe dọa vùi lấp làng mạc dưới những dòng dung nham nóng bỏng. Người Hy Lạp nghĩ rằng thần thợ rèn Hephaistos đã lập xưởng rèn trong núi và họ rất sợ thần thợ rèn nổi giận. Thần thánh là những đấng quyền uy và bất tử trong thần thoại Hy Lạp. Họ đứng trên con người và mọi người luôn sợ thần nổi giận. Thần thoại Hy Lạp chính là sáng tạo của con người thời xưa để giải thích các hiện tượng tự nhiên. Trong thần thoại Hy Lạp, có 12 vị thần trên đỉnh núi Olympus, họ đều được sinh ra trong những trường hợp kỳ lạ và họ không bao giờ già. Trường ca Iliad và Odyssey là hai bản trường ca bất tử trong lịch sử Hy Lạp. Thi sĩ Homer sống vào thế kỷ VIII TCN đã soạn lại câu chuyện lịch sử, lưu truyền qua nhiều thế hệ và sáng tác thành thơ. Cuộc chiến thành Troia là câu chuyện nổi tiếng trong trường ca, vậy câu chuyện này và thành Troia có thật hay không, các bạn đọc tiếp để biết chi tiết nhé!
Trang 60 của cuốn sách sẽ đưa chúng ta khám phá nền văn minh Trung Hoa vào khoảng năm 1500 TCN. Những phát minh khoa học kỹ thuật cùng những tư tưởng triết học của con người đã được lịch sử toàn nhân loại ghi nhận với các nhà học giả xuất chúng như: Lão Tử, Khổng Tử, thuyết âm dương ngũ hành, Đạo Phật… Vạn lý trường thành là công trình xây dựng vĩ đại nhất của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch Trung Hoa. Ông là Doanh Chính cai trị nước Tần. Đây là công trình độc nhất vô nhị và vượt quá sức người, một công trình được xây dựng trong gần 2000 năm. Công trình dài 3.500 km, 25.000 vọng gác được bố trí cách đều nhau. Ban đầu nó được xây dựng để chống lại những cuộc xâm lược, sau này nó trở thành con đường thống nhất đất nước và tới ngày nay, nó là công trình thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm.
Bạn có trả lời được những câu hỏi như: Đối với người Ai Cập, Pharaon đại diện cho cái gì? Người Hy Lạp có những thú vui giải trí nào? Đế chế La Mã đã trở nên hùng mạnh ra sao? Lịch sử Phật giáo diễn biến ra sao? Những người Maya đã sống như thế nào? Tại sao người Aztec làm nghi lễ hiến tế? Thành trì của người Inca giống cái gì? Người Viking với những chiến thuyền đã khám phá được những gì? Nhân vật nào đã từng cai trị vương triều Benin?... Những câu hỏi như vậy và nhiều câu hỏi khác nữa bạn sẽ dễ dàng trả lời được khi đọc xong cuốn sách “Các nền văn minh cổ đại”. Những kiến thức lịch sử bổ ích cùng các minh họa đặc sắc trong cuốn sách sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những nền văn minh đã để lại dấn ấn sâu đậm trong lịch sử nhân loại.
Mời các bạn hãy tìm đọc cuốn sách “Các nền văn minh cổ đại”, sách hiện đang được phục vụ tại phòng Thiếu nhi của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc, trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói :
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam là một quá trình dài mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Kể từ buổi khai hoang lập địa cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ cho tới thời “các Vua Hùng đã có công dựng nước” mở mang bờ cõi. Tiếp theo là ngàn năm Bắc thuộc dưới chế độ cai trị của phong kiến phương Bắc nhân dân hết sức lầm than. Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra chống lại sự cai trị của phương Bắc, sau đó là các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ… cho đến ngày thống nhất đất nước 30/4/1975. Xuyên suốt quá trình lịch sử ấy là vô số các sự kiện, các mốc thời gian, địa điểm, các trận đánh, các chiến lược… được rất nhiều tài liệu, nhiều cuốn sách ghi lại những tiến trình lịch sử, những mốc son chói lọi đó được lưu giữ tại Thư Viện tỉnh. Tuy nhiên trong bài giới thiệu sách này Thư Viện tỉnh Vĩnh Phúc xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bộ sách Việt Nam sử lược.
Việt Nam sử lược của học giả Trần Trọng Kim (in lần đầu năm 1920), bộ sách được coi là bộ sử đầu tiên của nước ta viết bằng chữ quốc ngữ. Dưới ngòi bút mạch lạc và tư duy khách quan của tác giả, với thời gian bộ sách ngày càng khẳng định được chỗ đứng trong lòng bạn đọc qua rất nhiều lần tái bản ở nhiều nhà xuất bản khác nhau. Và đây là lần đầu bộ sách được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành dựa trên bản in lần thứ 5 của Nxb Tân Việt (1954). Bộ sách gồm 2 tập, Tập 1 dày 343 trang, tập 2 dày 424 trang, khổ 14x23cm, xuất bản năm 2016.
Bộ sách được tác giả chia làm 5 thời đại: Tập 1 (gồm 3 thời đại); Tập 2 (gồm 2 thời đại):
Thời đại thứ nhất: Thượng cổ thời đại: Kể từ họ Hồng Bàng đến hết đời nhà Triệu. Chương 1 là họ Hồng Bàng (2879 – 258 tr. Tây lịch). Theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Tông, đi tuần thú phương Nam đến núi Nghĩa Lĩnh gặp nàng tiên, kết duyên sinh ra con tên là Lộc Tục. Sau này Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Ông lấy con gái Động Đình quân là Long Nữ sinh ra Sùng Lãm nối ngôi vua, xưng là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ đẻ được 100 người con trai ( Âu Cơ cùng 50 người con lên rừng, Lạc Long Quân cùng 50 người con xuống bể). Và phong cho người con trưởng sang làm vua nước Văn Lang. Nước Văn Lang gồm có bao nhiêu bộ? Họ Hồng Bàng làm vua được bao nhiêu đời? mời các bạn đọc trang 32 và các trang tiếp theo để tìm hiểu rõ hơn.
Từ chương 3, bàn về xã hội nước Tàu trước đời nhà Tần phần nhiều là các chuyện hoang đường, huyễn hoặc do những nhà chép sử theo các tục truyền lại để ghi chép, tuy nhiên không có tính xác thực.
Thời đại thứ nhì là Bắc thuộc thời đại: Kể từ khi vua Vũ Đế nhà Hán lấy đất Nam Việt của nhà Triệu, cho đến đời Ngũ Quý. Có họ Khúc (Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo…)và họ Ngô (Ngô Quyền) phá quân Nam Hán kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc dai dẳng, nhưng do sự đô hộ quá lâu nên văn minh của người Tàu đã ăn sâu, ảnh hưởng vào nền văn hoá của người Việt, ngày nay dẫu có muốn xoá bỏ cũng không dễ bỏ đi được.
Thời đại thứ ba là Thời đại Tự chủ: Từ nhà Ngô, nhà Đinh đến nhà Hậu Lê nước ta là một nước độc lập, tuy đối với nước Tàu vẫn phải xưng thần và chịu cống nạp. Đến thời nhà Lí, Trần có nhiều vua hiền tôi giỏi lo việc nước nên việc chính trị, tôn giáo, học vấn ngày một khai hoá nên nước ta trở thành một nước Bắc có thể chống được với Tàu, Nam có thể mở rộng thêm bờ cõi. Đời nhà Lê khoảng trăm năm đầu thịnh trị, về sau vua chúa tranh quyền Nam Bắc chia rẽ, trong nước như một cuộc biến lớn.
Thời đại thứ tư là Nam Bắc phân tranh: Từ khi nhà Mạc thoán đoạt cho đến nhà Tây Sơn. Trước thì Nam Lê, Bắc Mạc, sau thì Nguyễn Nam, Trịnh Bắc, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, lòng ghen ghét ngày càng dữ dội. Nước đã có vua còn có chúa. Trong Nam ngoài Bắc mỗi nơi một giang sơn. Nhà Tây Sơn, sau đó nhà Nguyễn nổi lên đã dẹp được cảnh Nam Bắc phân tranh, giang sơn thu về một mối.
Thời đại thứ năm là Cận kim thời đại: Là thời đại vua Thế Tổ bản triều (Nhà Nguyễn) mượn thế lực của nước Pháp để đánh Tây Sơn. Nước Pháp lấy đất Nam Kì, sau đó lấy Bắc Kì lần thứ nhất, lần thứ 2 cho đến cuộc bảo hộ thời đó.
Bộ sách là hệ thống Sử lược lại quá trình lịch sử đất nước ta qua các thời kỳ, được tác giả ghi chép cẩn thận, dễ nhớ, dễ hiểu. Sau mỗi thời đại đều có các sơ đồ tóm lược để giúp bạn đọc biết được đời vua đó có bao nhiêu người con, bao nhiêu người cháu, trị vì đất nước qua bao nhiêu đời, bao nhiêu năm… Bộ sách giúp chúng ta thêm hiểu về cội nguồn dân tộc, về quê hương đất nước từ thời xa xưa.
Bộ sách “Việt Nam sử lược” hiện đang được phục vụ tại phòng thiếu nhi Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc. Mời các bạn tìm đọc.